<!—->

Bàn phím ảo

là một trong những thành phần cực kì quan trọng trong trải nghiệm điện thoại, vì bạn sẽ dùng nó hằng ngày, và cũng không sai khi nói đây sẽ là thành phần bạn dùng nhiều nhất trên smartphone. Tuy nhiên không nhiều hãng để tâm đến việc làm cho

bàn phím

ảo trở nên tốt, và ở đây chúng ta không chỉ nói về tính năng mà còn về kích thước phím, khoảng cách phím cùng nhiều yếu tố khác giúp trải nghiệm gõ được thoải mái và chính xác. Bên dưới là những yếu tố mình cho rằng ảnh hưởng tới trải nghiệm gõ với bàn phím ảo, mời anh em bổ sung những gì mình còn thiếu nhé.

Bạn đang xem:

Kích thước phím


Cũng giống như bàn phím vật lý trên laptop hay máy tính nói chung, kích thước phím ảnh hưởng đến vùng bạn có thể chạm vào. Nếu quá to thì bạn phải di chuyển ngón tay xa hơn, nếu quá nhỏ thì dễ chạm nhầm. Chẳng phải tự nhiên mà một số mẫu laptop lại quảng cáo rằng họ có bàn phím “full-size”, và cũng không phải tự nhiên mà bàn phím sử dụng thiết kế chiclet để các phím được tách biệt nhau.

Kích thước phím cũng phải khác nhau tùy theo kích thước của điện thoại và phần diện tích màn hình hiển thị. Ví dụ dễ thấy nhất là

iPhone

. iPhone XS, XS Max, iPhone 8, 8 Plus đều có kích thước phím khác nhau hết. Trong khi đó, những chiếc điện thoại

Android

mà có cùng độ phân giải hiển thị, dùng cùng bàn phím ảo thì đều có kích thước phím như nhau không quan trọng kích thước thực tế của màn hình là bao nhiêu. Nếu bạn muốn nó nhỏ hơn hay to ra thì bạn phải tự mình điều chỉnh, và điều quan trọng là không phải ai cũng biết chỉnh cái này (nằm ẩn sau 1-2 lớp trong giao diện cài đặt của bàn phím).

kich_thuoc_phim_iphone_xs.jpg


Có 2 con điện thoại Android mà mình thấy trải nghiệm gõ rất tốt, ngang iPhone, đó là

Bphone 3

và mới đây là

Galaxy Note 10

. Con

Bphone

3 được điều chỉnh bàn phím cho riêng nó và có những chức năng mà BKAV Keyboard không xuất hiện khi cài lên các dòng điện thoại khác. Galaxy Note 10 cũng được Samsung điều chỉnh một chút về phím bấm nên cầm lên gõ là thấy sướng ngay. Mặc dù mình vẫn phải ẩn bớt hàng phím số và phím công cụ đi cho đỡ tốn chỗ nhưng nhìn chung việc gõ rất ổn.

Quảng cáo

Khoảng cách giữa các phím


Khoảng cách giữa các phím cũng là yếu tố quan trọng để tránh gõ nhầm và cũng phải được cân nhắc kĩ để bạn không phải di chuyển quá nhiều. Ngay cả khi bạn có thể tùy chỉnh cũng chưa chắc tìm được khoảng cách tối ưu vì các bên phát triển bàn phím thường cho chỉnh theo bậc mà thôi, cái này cần sự cân chỉnh từ nhà sản xuất để phù hợp với kích thước màn hình nữa.

Độ cao của phím


Khoảng 3 năm trước thì yếu tố này không phải là vấn đề lớn vì điện thoại khi đó không có màn hình viền mỏng như hiện nay, nên khi bàn phím ảo bật lên thì nó vừa tầm tay bạn, bạn không phải gập hai ngón cái xuống khi gõ.

Nhưng khi những con smartphone viền mỏng ngày càng phổ biến thì vấn đề này xuất hiện nhiều hơn hẳn, và đáng buồn là không nhiều hãng quan tâm tới chuyện đẩy bàn phím cho nó cao lên để dễ gõ. iPhone X có làm, Bphone 3 có làm, còn lại các hãng khác thì không, bàn phím vẫn nằm sát ở cạnh dưới khiến bạn dễ bị mỏi khi gõ lâu, độ chính xác cũng giảm đi.

Có một bàn phím bên thứ 3 là Laban Key có cho phép bạn điều chỉnh vụ này, nhưng mình vẫn mong các hãng tích hợp sẵn thì tốt hơn, bởi không phải người dùng nào cũng biết để mà cài thêm app.

ban_phim_bphone_3.jpg


Với mình thì 3 yếu tố này quan trọng nhất, và cũng là lý do mình đánh giá cao cách Apple làm bàn phím hơn so với các hãng Android, nó có sự điều chỉnh theo từng máy cho phù hợp (các hãng Android muốn làm cũng khó, vì có nhiều máy quá, nên cái này đành chịu, đánh đổi để có được nhiều mẫu mã, nhiều lựa chọn).

Chuyên mục: Thông tin sản phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.